Thông báo

Thực tế triển khai Hóa đơn điện tử của Doanh nghiệp

December 2, 2019

1. Khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử.

Vừa qua, thông qua chuỗi Hội thảo “Các chính sách thuế 2019 và Xu hướng ứng dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” tại Hà Nội, Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng.

Viện Tin học Doanh nghiệp đã tiếp nhập được hàng trăm ý kiến doanh nghiệp khẳng định “quá trình áp dụng hóa đơn điện tử vào cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn”

Trong đó, nhiều doanh nghiệp đồng tình đưa quan điểm trong việc khó khăn khi lựa chọn nhà cung cấp hoá đơn điện tử. Khi lựa chọn đơn vị cung cấp đồng nghĩa với việc đơn vị đó sẽ đồng hành cùng Doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi hoạt động, các thông tin xuất nhập, doanh thu lợi nhuận doanh nghiệp cần được bảo mật an toàn tuyệt đối, cũng như công tác hỗ trợ sao lưu hóa đơn trên hệ thống, kết nối với tổng cục thuế.

Ông Nguyễn Trung Thực - Phó Viện Trưởng Viện Tin học Doanh nghiệp, Trưởng Dự án chuyển đổi số doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cho biết, điều khó khăn nhất cho doanh nghiệp khi thực hiện hóa đơn điện tử là lựa chọn nhà cung ứng.

“Thực tế triển khai, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử bởi họ khó có thể biết được đâu là những nhà cung ứng có đủ năng lực, đủ uy tín, đâu là những nhà cung ứng có thể tư vấn được các nghiệp vụ mà doanh nghiệp quan tâm”.

Việc thực hiện hóa đơn điện tử với doanh nghiệp là giải pháp tháo gỡ khó khăn, giảm phiền hà, nhưng trong quá trình triển khai, mỗi doanh nghiệp lại có những khó khăn riêng. Vấn đề nổi cộm hiện nay là ngày lập hóa đơn và ngày ký phải trùng nhau, điều này thực sự gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch.

"Đối với hóa đơn giấy trước đây, nếu có sai sót, doanh nghiệp chỉ cần lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh. Nhưng với hóa đơn điện tử, nếu điều chỉnh 2 nội dung thì phải xuất 2 hóa đơn điều chỉnh. Do đó, đối với khách hàng khi nhận hóa đơn điều chỉnh, họ sẽ khó chấp nhận việc sai sót trên hóa đơn gốc, nhưng lại đi kèm 2, 3 hóa đơn điều chỉnh”.

2. Tổng cục Thuế khẳng định sẽ cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) khẳng định, một trong những vướng mắc khi triển khai chính là hệ thống pháp lý còn chưa đồng bộ.Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hóa đoan điện tử, ông Thực cho rằng cần xây dựng chính sách riêng cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hộ kinh doanh, bởi hầu hết các doanh nghiệp ở khu vực này đều thuộc nhóm doanh nghiệp có cơ sở vật chất, hạ tầng, con người… chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản để triển khai sử dụng hóa đơn điện tử.

“Tổng cục Thuế cũng cần tập trung nguồn lực tuyên truyền đến các doanh nghiệp về lợi ích khi áp dụng hóa đơn điện tử. Qua đó, tạo sự kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, giải quyết các vấn đề về chi phí và lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử. Đồng thời, Viện Tin học Doanh nghiệp cũng đề nghị Tổng cục thuế sớm công bố danh sách các nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đủ năng lực và yêu cầu đã được nêu trong Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”, ông Thực đề xuất.

NACENCOMM- Cam kết song hành cùng Doanh nghiệp

Hỗ trợ tư vấn trên #TỪNG_HÓA_ĐƠN_ĐIỆN_TỬ

- Hỗ trợ cài đặt Phần mềm ngay sau khi Bên B chuẩn bị xong các điều kiện cần thiết.

- Hỗ trợ tích hợp phần mềm: kế toán, bán hàng, quản lý khách hàng.

- Đào tạo sử dụng hệ thống Hóa đơn điện tử

- Hướng dẫn, hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng.

- Tổi ưu bảo mật, bảo đảm an toàn.

- Đảm bảo duy trì hoạt động cho hệ thống truy cập sử dụng liên tục.

- Bảo đảm lưu trữ và bảo mật toàn vẹn thông tin theo quy định tại Điều 41 Luật Kế toán.

- Phối hợp với cơ quan Thuế trong việc kết nối, trao đổi, truyền thông tin về dữ liệu..

- Thông tin liên hệ khi cần hỗ trợ: Tổng đài 1900 54 54 07 nhánh 1 (gặp hỗ trợ Hóa đơn điện tử)

💫https://www.nacencomm.vn/dichvu💫