Liên quan đến HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ, được biết, Thông tư 68/2019/TT-BTC đã quy định cụ thể hơn đối với những trường hợp ngừng sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ có mã và không có mã của cơ quan thuế. Vậy ông có thể nói rõ hơn về những điểm mới này?
DN cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ) phải đáp ứng khá nhiều tiêu chí theo Thông tư 68/2019/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên, theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tổng cục Thuế Nguyễn Hữu Tân, đây chỉ là tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc cung cấp dịch vụ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ, chứ không phải là điều kiện kinh doanh.
Mặc dù Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã quy định 4 trường hợp buộc phải ngừng sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ có mã xác thực (bao gồm DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế; không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; tạm ngừng kinh doanh; bị cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn) nhưng vẫn còn những trường hợp khác theo quy định của Bộ Tài chính. Để làm rõ thêm 3 trường hợp khác, Thông tư 68/2019/TT-BTC đã bổ sung các đối tượng sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; trường hợp sử dụng hóa đơn phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo sẽ ngay lập tức bị cơ quan thuế ngừng cung cấp HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ có mã xác thực. Ngoài ra, còn có các trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu DN tạm ngừng kinh doanh, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề có điều kiện mà không đáp ứng đủ điều kiện; DN thành lập nhằm mục đích mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nếu bị phát hiện, cũng sẽ bị cơ quan thuế chấm dứt việc sử dụng hóa đơn có mã xác thực.
Các trường hợp buộc phải ngừng sử dụng hóa đơn nêu trên đều là vi phạm pháp luật, bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí bị truy tố. Việc buộc phải ngừng sử dụng hóa đơn chỉ là một trong các biện pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, ngăn ngừa gian lận thuế, chống thất thu ngân sách.
Tuy nhiên, DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn sẽ được tiếp tục sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ có mã, hoặc không có mã sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh, hoặc được khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyết định cưỡng chế thuế. Đối với trường hợp tạm ngừng kinh doanh, cần có HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày có thông báo tạm ngừng kinh doanh, thì cần có văn bản thông báo với cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ có mã theo từng lần phát sinh.
Dịch vụ cung cấp HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư. Vậy tại sao quy định về HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ lại đặt ra điều kiện đối với dịch vụ này, thưa ông?
Khi xây dựng Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC nội dung này đã được thảo luận rất nhiều. Tiếp thu các ý kiến góp ý, Thông tư 68/2019/TT-BTC đã quy định DN tham gia cung cấp dịch vụ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ phải có tối thiểu 5 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin; đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức; có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng với giá trị trên 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ; có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin… Việc đưa ra các tiêu chuẩn này là do HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ là dịch vụ công, mà để cung cấp dịch vụ công DN phải đáp ứng các tiêu chuẩn điều kiện nhất định. Do đó, để cung cấp dịch vụ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ, DN cần ký hợp đồng với Tổng cục Thuế, tức là Tổng cục Thuế đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu đối tác về các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để bảo đảm hợp đồng cung cấp dịch vụ công được thực hiện tốt nhất.
Lộ trình chuyển đổi sang HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ đang bước vào giai đoạn “nước rút” nhất là tại các TP lớn như Hà Nội và TP HCM. Vậy ông có thể cho biết, việc chuyển tiếp HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ như thế nào để hợp pháp và không làm gián đoạn công việc kinh doanh của DN?
Mặc dù Thông tư 68/2019/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 14/11/2019 nhưng hiện nay các văn bản của Bộ Tài chính như thông tư hướng dẫn về hóa đơn tự in, đặt in, hóa đơn mua của cơ quan thuế và quyết định về việc thí điểm sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ có mã xác thực của cơ quan thuế (Thông tư 32/2011/TT-BTC; Thông tư 191/2010/TT-BTC; Thông tư số 39/2014/TT-BTC; Quyết định 1209/QĐ-BTC, Quyết định 526/QĐ-BTC) vẫn có hiệu lực thi hành. Chỉ từ 1/11/2020, khi các thông tư, quyết định này sẽ hết hiệu lực, thì các DN, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh mới bắt buộc phải thực hiện đăng ký áp dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ theo hướng dẫn tại Thông tư 68/2019/TT-BTC.
Trong thời gian từ ngày 1/11/2018 đến ngày 31/10/2020, cơ quan thuế đã thông báo với cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng CNTT mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên, thì thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu số 03 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (các cơ sở giáo dục, y tế công lập) đã sử dụng phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng. Trường hợp cơ quan thuế thông báo chuyển đổi để áp dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ có mã của cơ quan thuế, nhưng chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng CNTT mà tiếp tục sử dụng hóa đơn kiêm phiếu thu tiền theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014 thì thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế theo mẫu 03, cùng với nộp tờ khai thuế GTGT. Nếu đáp ứng đủ điều kiện về hạ tầng CNTT, thì tổ chức sự nghiệp công lập đăng ký sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ có mã, hoặc không mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 8 và Điều 13 của Thông tư 68/2019/TT-BTC./.
Hoá đơn điện tử CA2- eInvoice – Top 10 Hóa đơn điện tử đạt chuẩn của Tổng cục thuế là giải pháp hàng đầu trong việc quản lý hoá đơn cho doanh nghiệp và cơ quan thuế.
Giúp DN tiết kiệm tối đa chi phí, giảm tải khối lượng công việc khổng lồ và vô cùng phức tạp của kế toán - kiểm toán.
Hoá đơn điện tử CA2 sẽ là trợ thủ đắc lực cho DN, giúp việc quản trị trở nên chuyên nghiệp hơn, nhanh chóng hơn đạt hiệu quả tối đa trong việc kinh doanh.
Để biết thêm các thông tin liên quan hoặc cần hỗ trợ giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế, hóa đơn điện tử- eInvoice
Khách hàng có thể truy cập website www.nacencomm.vn
Tổng đài 24/7: MB: 1900 545407/ 024357651464
Fanpage: https://www.facebook.com/nacencommca2/
TIN BÀI LIÊN QUAN
Thực tế triển khai Hóa đơn điện tử của Doanh nghiệp
Hướng dẫn lưu trữ Hoá đơn điện tử
Các vấn đề thường gặp khi lưu trữ Hóa đơn điện tử
Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử 2020
Hóa đơn điện tử nào dễ sử dụng
Hóa đơn điện tử CA2 tích hợp phần mềm kế toán, hỗ trợ chi tiết từng hóa đơn
35 lưu ý khi lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế thu nhập Doanh nghiệp
Toàn bộ thông tin về ủy nhiệm hóa dơn mới nhất
Triển khai chính thức chương rình nộp thuế điện tử doanh nghiệp nhờ thu