Thông báo

Bảo hiểm xã hội và những con số người lao động nên quan tâm

December 15, 2020

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) vẫn đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế…

BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG NẰM NGOÀI ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID-19

Theo BHXH Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tính đến hết ngày 31/8, cả nước có trên 15,3 triệu người tham gia BHXH (đạt 31,2% lực lượng LĐ trong độ tuổi), >12,8 triệu người tham gia BH thất nghiệp (đạt 26% lực lượng LĐ trong độ tuổi); >86,4 triệu người tham gia BHYT (đạt tỉ lệ bao phủ 89,2% dân số). Như vậy, so với cuối năm 2019, mặc dù số người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT có tăng trưởng dương nhưng số người tham gia BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp lại giảm mạnh. Số thu dù có tăng về số tuyệt đối, nhưng tỉ lệ so với kế hoạch cả năm lại thấp hơn cùng kỳ (hết tháng 8/2019, số thu toàn ngành đạt 63,6% kế hoạch năm).

Bên cạnh đó số tiền nợ BHXH, BHYT khoảng 21.408 tỉ đồng (bằng 5,3% số phải thu và tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2019).

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tính đến tháng 9/2020, cả nước đã có 954 đơn vị-DN gặp khó khăn do dịch COVID-19 được phê duyệt hồ sơ tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất, tương ứng với 79.522 NLĐ và ước số tiền khoảng 326 tỉ đồng.

QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THAM GIA BHXH, BHYT VẪN ĐƯỢC ĐẢM BẢO

Mặc dù gặp nhiều khó khăn song ngành BHXH vẫn đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT)… Trong 8 tháng đầu năm 2020, BHXH cả nước đã chi hưởng BHXH 151.757 tỉ đồng và chi BH thất nghiệp 1.728 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm 2019, số người được giải quyết hưởng chế độ BHXH hằng tháng, BHXH một lần và BH thất nghiệp đều tăng. Tương ứng là số chi BHXH, BH thất nghiệp cũng tăng so với cùng kỳ năm 2019, đặc biệt là số chi BH thất nghiệp tăng mạnh (106%).

Thống kê cũng cho thấy, cả nước đã có 106,545 triệu lượt người khám chữa bệnh (KCB) BHYT, số chi KCB BHYT các cơ sở đề nghị quyết toán trên Hệ thống thông tin giám định BHYT là 65.092 tỉ đồng (chưa bao gồm số chi của BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân), tương ứng 63,16% tổng dự toán chi KCB BHYT năm 2020.

CẦN PHẢI CÓ SỰ TẬP TRUNG, QUYẾT LIỆT

Theo tính toán của BHXH Việt Nam, để đạt được chỉ tiêu Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01 và kế hoạch ngành đề ra, trong 4 tháng cuối năm nay, ngành BHXH cần phát triển thêm trên 1,893 triệu người tham gia BHXH; trên 1,493 triệu người tham gia BH thất nghiệp. Riêng với BHYT, để đạt tỉ lệ bao phủ 90,7% dân số theo kế hoạch, cũng cần thu hút thêm trên 1,6 triệu người tham gia. Mục tiêu này đòi hỏi cần phải có sự tập trung, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp và sự nỗ lực lớn của toàn ngành.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nhận định, với sự cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn, ngành BHXH sẽ hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 khi triển khai quyết liệt một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, BHXH các tỉnh, thành phố cần tham mưu với Thành ủy, Tỉnh ủy ban hành chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHXH, BHYT trên địa bàn, nhất là thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ đối với các chính sách này.

Cũng theo Tổng Giám đốc, hoạt động phát triển đối tượng, tuyên truyền chính sách cần có các giải pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Đồng thời, thực hiện tốt công tác chi trả, các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ DN, người dân gặp khó khăn do COVID-19; tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC và triển khai hiệu quả hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân, DN...

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác thu, Tổng Giám đốc yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ và BHXH các địa phương cần bám sát dự toán thu, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, trong đó có cơ quan Thuế để rà soát các nhóm tham gia BHXH bắt buộc, tăng cường thanh tra đột xuất các đơn vị sử dụng LĐ có dấu hiệu vi phạm; kiên quyết thu hồi nợ tại các đơn vị trây ỳ.

Bên cạnh đó, cần rà soát, phân công, phân nhiệm đảm bảo nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ kết quả đối với từng đơn vị, từng công chức viên chức (CCVC); phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu...

Đáng chú ý, cần sớm hoàn thiện các văn bản, quy định, hướng dẫn để triển khai trong toàn ngành Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”...

DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG PHẦN MỀM KÊ KHAI BHXH ĐỂ RÚT NGẮN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) điện tử là việc Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kê khai và nộp hồ sơ bảo hiểm qua mạng. Hồ sơ bảo hiểm điện tử được Cơ quan bảo hiểm chấp nhận và tương đương như hồ sơ giấy người tham gia nộp trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm. Kê khai các hồ sơ BHXH qua mạng giúp tiết kiệm chi phí đi lại, giảm thời gian chờ đợi giải quyết các thủ tục, được hỗ trợ và cập nhật các thay đổi về văn bản, chính sách của cơ quan bảo hiểm.

NACENCOMM cung cấp phần mềm bảo hiểm eBH khai báo bảo hiểm xã hội điện tử hỗ trợ đắc lực cho nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc.

Với nhiều tính năng nôi bật như:

  • Quản lý quá trình tham gia BHXH
  • Hỗ trợ lập và nộp bộ hồ sơ BHXH
  • Ký và nộp các bộ hồ sơ BHXH qua mạng internet
  • Tự động lấy kết quả trả về từ cơ quan BHXH
  • Quản lý và lưu trữ hồ sơ đã kê khai

Bên cạnh đó, đội ngũ hỗ trợ NACENCOMM được công nhận là TOP đội ngũ tốt nhất tại Việt Nam, được đào tạo chuyên nghiệp và nhiệt tình hỗ trợ khách hàng mọi khó khăn vướng mắc.

Để giải đáp mọi thắc mắc, khách hàng liên hệ theo:

Hotline: 1900 5454 07

Website: https://www.nacencomm.vn/