Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, một chiến lược bao gồm các bước chuyển đổi số thông minh sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng và vượt qua đối thủ cạnh tranh.
Trên thực tế, từ dữ liệu nghiên cứu của Tech Pro Research cho thấy:
Trong bài đăng này, Nacencomm sẽ cung cấp kiến thức về định nghĩa chuyển đổi số và các bước chuyển đổi số doanh nghiệp thành công.
** Nguồn: unosquare*
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
"Theo thống kê từ Tập đoàn hệ thống công nghệ Hoa Kỳ Cisco: quá trình số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có thể đóng góp từ 24-30 tỷ USD vào GDP trong năm 2024. Tuy nhiên, hơn 70% doanh nghiệp SME tại Việt Nam vẫn đang phản ứng thụ động với những thay đổi của làn sóng công nghệ."
Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin tại Việt Nam cả nước chỉ có 15% doanh nghiệp đã và đang triển khai giải pháp chuyển đổi số.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ việc các doanh nghiệp chưa nắm được các bước chuyển đổi số cụ thể và những công nghệ chuyển đổi số.
5 bước doanh nghiệp cần làm để chuyển đổi số thành công
Bước 1: Xác lập mục tiêu và tầm nhìn của Doanh nghiệp
Trước khi bắt tay vào quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu doanh nghiệp mong muốn. Hãy trả lời những câu hỏi:
Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những tác động của chuyển đổi số đến khách hàng. Hãy trả lời những câu hỏi như:
Những vấn đề xuất phát từ khách hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều công ty công nghệ cao báo cáo rằng họ đã cắt giảm chi phí từ 10% – 20% nhờ chuyển đổi số. Các công ty này cũng báo cáo tăng trưởng doanh thu từ 10% – 15% từ việc chuyển đổi quy trình trải nghiệm khách hàng của họ.
Bước 2: Số hóa giấy tờ, giảm thiểu tối đa các công việc thủ công
Trong các bước chuyển đổi số thành công, số hóa giấy tờ được coi là bước cơ bản nhất doanh nghiệp phải thực hiện
Số hóa giấy tờ là việc chuyển đổi hoàn toàn dữ liệu ở dạng sách, hồ sơ, giấy tờ sang dữ liệu điện tử. Hiện nay, với sự xuất hiện của công nghệ điện toán đám mây Cloud, mọi dữ liệu của doanh nghiệp từ bản kế hoạch, giao việc, dự trù chi phí, hóa đơn, hồ sơ nhân sự, dữ liệu khách hàng đều được lưu trữ bằng công nghệ cloud.
Tham khảo thêm: CA2.Einvoice - Chuyển đổi số từ những bước đơn giản nhất
Bước 3: Làm việc trực tuyến - xây dựng văn phòng điện tử 4.0
Remotely Working là một trong các bước chuyển đổi số đang được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với mô hình làm việc từ xa.
Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý công việc và nhân viên từ xa. Xây dựng một văn phòng điện tử – làm việc online sẽ là xu hướng mới trong những năm tới.
Tham khảo thêm: Bỏ đóng dấu tay - Thay ngay ký số
Bước 4: Số hóa quy trình
Quy trình là vấn đề khó nhất trong các bước chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây lại bước quan trọng nhất trong chặng đường chuyển đổi số.
Quy trình Doanh nghiệp được chia thành:
Số hóa quy trình sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian làm việc nội bộ, đặt và giải quyết vấn đề nhanh – gọn hơn, tiết kiệm chi phí nhân sự, tăng năng suất xử lý công việc,… Mặt khác, số hóa quy trình giúp doanh nghiệp tăng trải nghiệm hài lòng của khách hàng, đối tác, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Bước 5: Áp dụng công nghệ 4.0
Công nghệ quyết định 70% sự thành công của doanh nghiệp trong tất cả các bước chuyển đổi số doanh nghiệp
Từ việc số hóa giấy tờ, số hóa văn phòng, làm việc từ xa đến chuyển đổi số quy trình làm việc đều cần sự can thiệp của công nghệ 4.0. Có thể thấy áp dụng công nghệ là xu hướng chuyển đổi số trong những năm tới.
Điểm danh những phần mềm công nghệ cốt lõi doanh nghiệp cần triển khai trong cuộc đua chuyển đổi số của Nacencomm:
Công ty Cổ phần Công nghệ thẻ Nacencomm thành lập năm 1996, đến nay tròn 25 năm xây dựng và phát triển. Nacencomm đã trở thành thương hiệu uy tín trên thị trường Việt Nam được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Là đơn vị thứ 2 được cung cấp dịch vụ chữ ký số năm 2012
Đạt Top 5 nhà cung cấp dịch vụ Chữ ký số tại Việt Nam.
Top 10 đơn vị cung cấp Hóa đơn điện tử tại Việt Nam
Top 1 về hỗ trợ được Tổng cục Thuế công nhận
Nacencomm đồng hành cùng mọi doanh nghiệp trên con đường chuyển đổi số
Website: https://www.nacencomm.vn/
Hotline: 1900 545407